Được xây cất theo lối kiến trúc tối tân trên một khoảng đất rộng hơn năm mẫu tây, trường Sư Phạm Vĩnh Long thật là một mối tự hào cho người dân Vĩnh Long nói riêng và cho tất cả người dân Việt Nam nói chung.
Du khách đi qua bên ngoài ngôi trường nguy nga, đồi sộ này đều muốn dừng chân bước để nhìn cho kỷ hơn, nhìn cho kỷ ngôi trường đẹp của mình, nơi đào tạo cho những người có nhiệm vụ đưa ngành tiểu học nước nhà đến chổ càng ngày càng tối đẹp hơn.
Trường sở xây cất phí tổn trên mười sáu triệu đồng tiền Viện Trợ Mỹ. Ngày 1-2-1962 lễ Khánh thành Trường Sư Phạm Vĩnh Long được đặt dưới quyền chủ tọa của Ông Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục với sự hiện diện của rất đông quan khách Việt Nam và ngoại quốc, trong số đó có Đại Sứ Mỹ Nolting.
Ngoài ra trường Sư Phạm còn được vinh dự đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục và đã có lần Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà dành cho đặc ân được tiếp đón Người gây nên một niềm hân hoan lớn lao cho toàn thể nhân viên và giáo sinh trường Sư Phạm.
Nhân dịp khai giảng niên học 1962-1963 vào ngày 9 tháng 9 năm nay, Ông Phó Chủ Tịch Tổng Hội Giáo Giới Việt Nam không quản ngại đường xa đã đại diện Ông Chủ Tịch Tổng Hội Giáo Giới Việt Nam đến ân cần khuyên nhủ giáo sinh. Lời khuyên đó lúc nào cũng văng vẳng bên tai những người đã quyết đem đời mình ra phụng sự một lý tưởng.
Trong công việc huấn luyện giáo sinh trường tổ chức hàng tuần những buổi thuyết trình do giáo sư là giáo sinh của trường phụ trách.Ngoài ra hàng tháng, trường có mời những nhà giáo dục Việt Nam có uy tín đến nói chuyện cho giáo sinh nghe. Được sự săn sóc ưu ái của chính quyền địa phương của phái đoàn U.S.O.M và phái đoàn Southern Illinois University và nhất là các vị bác sĩ Walther, Malone Reed, của toàn thể đồng bào.Trường Sư Phạm Vĩnh Long đang mạnh bước trên đường phục vụ nền giáo dục nước nhà.
Nhớ lại ngày khai giảng đầu tiên, lúc ấy trường chỉ có một Hiệu Trưởng, một Giám Học, một Giáo Sư, một Giám Thị, một Thư Ký văn phòng và một Thư Ký đánh máy.Ai nấy có quyền hồ nghi kế quả sổ thu hoạch được. Nhưng rồi thời gian qua, số giáo sư và nhân viên của trường được tăng cường và mặc dù hiện nay phương tiện còn thiếu sót, nhân viên chưa đầy đủ, ai nấy đều tin tưởng vì biết rằng với tất cả thiện chí của mọi người, Trường Sư Phạm Vĩnh Long còn tiến xa hơn nữa.
Mọi người đều tin tưởng như vậy, vì nhìn qua cách tổ chức và cách hoạt động của trường người ta đều nhận thấy tất cả một cái gì hay mà khi làm việc, một lối làm việc thật là dân chủ với một tinh thần cầu tiến vô song.Ở đây mọi người không làm việc theo hình thức, trái lại mọi người làm việc với một tấm lòng. Ở đây " cái tôi" bị chìm xuống để cho cái" chúng tôi" nổi bật hẳnlên. Sự thất bại nếu có sẽ là sự thất bại chung cả toàn Trường và khi thành công, thì chắc chắn phải thành công, sẽ là thành công của tất cả mọi người.
Mới bước sang năm thứ hai, hoạt động, trường Sư Phạm Vĩnh Long đã tỏ ra xứng đáng với tấm lòng ưu ái của cất trên và của toàn thể đồng bào địa phương. Nhìn quá khứ để nhận định tương lai, Trường Sư Phạm Vĩnh Long đáng phần tin tưởng.
( Trích từ bài viết trong Tân Niên Sư Phạm Vĩnh Long 1963)
Hồ Văn Chính
Ban giáo sư năm 1963
Bài sưu tầm trên trang tongphuochiep.info
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét